Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi
Trong 4-6 tháng đầu tiên, chế độ dinh dưỡng thời gian này bé chỉ bú sữa. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm dinh dưỡng cho trẻ “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ cần thiết và phù hợp với nhu cầu của bé. Bé cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? Khi được 6 tháng tuổi, bé uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. Bạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột ăn dặm và giảm dần lượng sữa cho bé. Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi bé cần uống khoảng 750 ml sữa mỗi ngày.
Lần đầu tiên bé nếm hương vị thức ăn thật sự. Học ăn là cả một nghệ thuật: thức ăn, phản xạ nhai nuốt, bàn ăn, thức ăn rơi vãi... Những bữa ăn đầu tiên bạn nên sắp xếp để cả gia đình cùng quây quần xung quanh bàn ăn, khích lệ và tự hào với từng muỗng ăn của bé.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ có thể ăn được những thức ăn gì?
- Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.
- Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.
Nên chuẩn bị dinh dưỡng thức ăn cho trẻ như thế nào?
- Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu bạn tự nấu cho bé: thành phân dinh dưỡng cho trẻ em phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.
Bé cần ăn bao nhiêu thành phần dinh dưỡng là đủ?
- Bé sẽ bắt đầu bằng bột lỏng, cho bé ăn trong vài ngày, khi bé đã quen với thức ăn này thì chuyển sang thức ăn khác. Nếu bé không thích thức ăn mới thì bạn có thể cho bé ăn lại thức ăn cũ, bé co thể ăn 1 loại thức ăn trong nhiều tuần hay tháng tùy theo nhu cầu và ý thích của bé.
- Từ 6-9 tháng sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau
- Khi bé được 12 tháng: cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.
Có thể phối hợp thức ăn dặm với sữa?
- Thành phần
dinh dưỡng cho trẻ trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Các loại thức ăn nào an toàn cho trẻ?
- Thịt: lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.
- Bột đường: là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.
- Rau củ: cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...), tháng thứ 9-10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1-2 lần/tuần.
- Dầu mỡ: nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Trái cây: bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, bạn có thể bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.
Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé.